Việt Nam có hơn 1.000 người siêu giàu sở hữu tài sản trên 30 triệu USD
Theo ghi nhận của Thanh Niên, cơn sốt giá sầu riêng đang quay trở lại trong những ngày gần đây. Hiện ở miền Tây, sầu riêng Thái loại A có giá từ 200.000 - 210.000 đồng/kg, loại B từ 180 - 185.000 đồng/kg; còn sầu riêng Ri 6 loại A từ 120.000 - 122.000 đồng/kg, loại B từ 100.000 - 105.000 đồng/kg.Anh Nguyễn Văn Hoàng, thương lái ở Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết: Đầu tháng 11.2024, giá sầu riêng vụ nghịch đạt mức đỉnh cao khi sầu riêng Thái gần 200.000 đồng/kg. Nhưng bước qua tháng 12 giảm mạnh còn khoảng 150.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 1.2025 tăng trở lại và đang ở mức cao kỷ lục gần 210.000 đồng/kg. "Thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc ăn hàng mạnh trở lại. Trong khi đó, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam cũng hạn chế do thời tiết bất lợi nên sản lượng sụt giảm mạnh", anh Hoàng cho biết.Giải thích về hiện tượng giá sầu riêng xoay chuyển liên tục như diễn biến thời tiết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) nói: Năm nay, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam giảm mạnh nên đầu vụ tăng cao. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên sức mua giảm khiến hàng nhập về Trung Quốc tiêu thụ chậm. Còn hiện tại đang bước vào giai đoạn người Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, nhu cầu quà biếu tăng mạnh và sầu riêng là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn. Với văn hóa Trung Quốc, họ có thể thắt chặt chi tiêu nhưng sẽ không tiếc tiền cho các sản phẩm quà biếu nên nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm và có thể còn tiếp tục kéo dài trong tháng đầu tiên của năm mới. Còn tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết, dù tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã thắt chặt hầu bao, nhưng nhu cầu ăn sầu riêng thì vẫn tăng. Không chỉ ăn trực tiếp sầu riêng tươi mà người Trung Quốc còn kết hợp với nhiều món ăn khác. Ngành dịch vụ ăn uống ở Trung Quốc thời gian gần đây "gắn mọi thứ với sầu riêng" từ đồ uống đến món tráng miệng, kể cả lẩu và thậm chí là tiệc buffet với trên 200 món có liên quan với sầu riêng.Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,3 tỉ USD sầu riêng và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực nông sản. Trong đó, đích đến chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc; ngoài ra một số thị trường khác cũng tăng mạnh như Campuchia, hay Thái Lan và Papua New Guinea…Lưu Thiên Hương ra sao sau khi dừng công tác ở Nhạc viện TP.HCM?
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Liverpool sẵn sàng đối đầu với Arsenal giành chữ ký của Manuel Locatelli
Mức giảm nhẹ song các dự báo cho rằng, đà giảm sẽ sớm kết thúc khi nguồn cung có dấu hiệu bị thắt chặt trong mùa hè này. Trên Reuters, nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group nhận xét, giá dầu ít biến động bởi các nhà giao dịch nhận thấy cân bằng cung cầu sẽ thắt chặt trong những tháng tới.
Tranh chấp giữa Arm và Qualcomm đang có dấu hiệu hạ nhiệt khi Qualcomm xác nhận một bước ngoặt quan trọng trong vụ kiện. Theo Sascha Segan, Quản lý cấp cao về Quan hệ công chúng tại Qualcomm, Arm đã rút lại thông báo vi phạm ngày 22.10.2024 và không có kế hoạch chấm dứt Thỏa thuận Cấp phép Kiến trúc Qualcomm.Bên phía Arm, trong buổi báo cáo tài chính quý, Giám đốc tài chính (CFO) Jason Child khẳng định rằng vụ kiện sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Ông nhấn mạnh Arm đã dự đoán trước kết quả bất lợi khi lập kế hoạch tài chính, đồng thời cho rằng mục đích chính của vụ kiện là bảo vệ tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, về mặt tài chính, Arm đã giả định rằng Qualcomm vẫn sẽ tiếp tục trả tiền bản quyền với mức tương đương hiện tại.Vụ kiện xoay quanh dòng vi xử lý Snapdragon X của Qualcomm, vốn được trang bị nhân Oryon - yếu tố cốt lõi của tranh chấp giữa hai công ty. Nếu Arm giành chiến thắng, dòng chip này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với việc Arm thể hiện dấu hiệu từ bỏ, Qualcomm có lý do để lạc quan về triển vọng của mình.Cuộc chiến pháp lý giữa hai bên bắt đầu từ năm 2021 khi Qualcomm mua lại công ty thiết kế CPU Nuvia. Arm cáo buộc thương vụ này khiến cả Nuvia và Qualcomm vi phạm thỏa thuận cấp phép, sử dụng trái phép công nghệ của Arm để phát triển chip Oryon. Kết quả của vụ kiện có thể ảnh hưởng đến không chỉ Qualcomm mà còn cả những tập đoàn lớn như Nvidia, Microsoft và Apple.Một bước ngoặt quan trọng đã xảy ra vào tháng 12.2024 khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết có lợi cho Qualcomm trong hai trên ba cáo buộc của Arm. Sau đó, Qualcomm đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định này, khẳng định rằng sản phẩm của họ tuân thủ hợp đồng với Arm và sẽ tiếp tục phát triển các vi xử lý hiệu năng cao.Dù vụ kiện chưa hoàn toàn kết thúc, những diễn biến gần đây cho thấy Arm có thể chấp nhận thất bại, mở đường cho Qualcomm tiếp tục phát triển dòng chip Snapdragon X mà không gặp trở ngại pháp lý lớn trong thời gian tới.
Thi lớp 10 TP.HCM: Lưu ý quan trọng trước khi đăng ký nguyện vọng từ ngày 3.5
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.